Những truyền thống tại Châu Á Đấu tay đôi

Ấn Độ

Trận đấu tay đôi bằng chùy giữa Bhima và Duryodhana

Đấu tay đôi hay “niyuddha” xảy ra tại Ấn Độ thời cổ đại (cũng xuất hiện tại Pakistan và Bangladesh ngày nay) vì rất nhiều lý do. Nhiều người thuộc tầng lớp “Đấu sĩ”(“kshatriya”) cho rằng chết trên giường là một điều đáng xấu hổ và trong một độ tuổi nào đó, họ sẽ được sắp xếp cho một “yuddha-dhan”, được hiểu là “Một trận đấu từ thiện”. Dựa theo nguyên tắc này khi một chiến binh cảm thấy mình không còn sống được lâu nữa, ông ta sẽ đi cùng với một nhóm người và yêu cầu một vị vua khác cho một trận đấu tay đôi hay một trận đánh nhỏ. Như vậy, chiến binh này sẽ tự lựa chọn thời điểm và cách chết, và sẽ được đảm bảo rằng ông ta sẽ chết trong chiến đấu. đấu tay đôi đến chết là hợp pháp trong một số giai đoạn, và có thể sẽ bị hành quyết bởi đối thủ như một hình phạt.[10]

Trong các sử thi và văn bản cổ đại như “Dharmashastra” kể rằng những trận đấu tay đôi diễn ra dưới những quy tắc nghiêm khắc về cách thực hiện và nếu như vi phạm những nguyên tắc này sẽ bị xem như điều đáng sỉ nhục cũng như tội lỗi. Theo những quy tắc này, đả thương hay giết đối thủ đã bị mất vũ khí là bị cấm, tương tự đối với những người đầu hàng, những người đã bị đánh bất tỉnh. Tác phẩm “Manusmṛti” nói rằng nếu như búi tóc của một chiến binh bị sút ra thì đối thủ phải cho anh ta thời gian để buộc lại trước khi tiếp tục. Cả hai đối thủ buộc phải sử dụng một vũ khí giống nhau và từng loại vũ khí có những quy tắc khác nhau. Ví dụ, “Mahabharata” ghi nhận rằng đánh vào vùng dưới thắt lưng thì bị cấm trong một trận đấu tay đôi với chùy.[10] Trong một hình thức đấu tay đôi cổ xưa, hai chiến binh sẽ đánh nhau bằng dao trong tay phải với tay trái bị buộc lại với nhau.

Một nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Duarte Barbosa kể lại rằng đấu tay đôi là hình thức phổ biến giữa các quý tộc trong Vijayanagara Đế chế, và nó là việc duy nhất hợp pháp tại nơi mà “Tội giết người” có thể bị trừng phạt. Sau khi chuẩn bị cho trận đấu tay đôi trong một ngày và được sự cho phép của Vua, những người tham dự đấu tay đôi sẽ đến một địa điểm được quy ước từ trước “với sự thỏa mãn cao nhất”. Những người đấu tay đôi không mặc giáp và để trần từ thắt lưng trở lên. Từ thắt lưng trở xuống họ mặc những chiếc quần cotton bó với nhiều nếp gấp. Vũ khí được dùng trong trận đấu tay đôi là kiếm, khiên và dao găm. Những vũ khí này sẽ được nhà Vua quy định kích cỡ bằng nhau. Những người phán quyết sẽ quyết định phần thưởng dành cho người thắng cuộc đấu; người thắng có quyền yêu cầu lấy cả tài sản của người thua cuộc.[10]

Những trận đấu tay đôi tại Manipur được ghi nhận lần đầu tiên trong “Chainarol-Puya”, tác phẩm ghi lại chi tiết Đạo đức trong các trận đấu tay đôi. Khi một chiến binh bị thách thức, họ sẽ có một ngày để chuẩn bị vũ khí. Cho phép đối thủ bắn một mũi tên hay ném giáo trước được đánh giá là một hành động dũng cảm. Một trận đấu tay đôi không nhất thiết phải có người chết, và thường kết thúc khi có người đổ máu trước. Tuy nhiên, người chiến thắng được cho phép chém đầu người thua. Trước một trận đấu tay đôi hay việc chém đầu, những chiến binh sẽ chia sẻ với nhau những món ăn do vợ họ nấu. Nếu như có thỏa thuận trước, xác của người thua có thể được hỏa táng. Những cái đầu sẽ được xem như chiến lợi phẩm cho người thắng cuộc, điều này giống như phong tục của những “thợ săn đầu người” tại miền Đông Bắc Ấn Độ. Luật cũng ghi rõ rằng không được giết những người bỏ chạy, van xin hay khóc vì sợ hãi, hay bất kì người nào cầu xin sự tha thứ.[cần dẫn nguồn]

Tại Kerala, những trận đấu tay đôi được biết như “ankam” được chiến đấu bởi tầng lớp Chiến binh(Chekavar) luyện môn võ “kalari” dựa theo những quy tắc của họ.[10][10]

Indonesia

Các vũ khí và Luật cho đấu tay đôi tại quần đảo Indonesia rất đa dạng tùy vào từng nền văn hóa khác nhau. Tại Madura, đấu tay đôi được biết như “carok” và thường diễn ra với vũ khí là lưỡi liềm. Tộc người Madurese rất yêu thích những cái liềm của họ với một “khodam”, một tinh thần mang hơi hướng thần thoại, theo cách của những thầy tu trước khi tổ chức một trận đấu tay đôi.[10]

Một hình thức truyền thống của đấu tay đôi của tộc người Bugis-Makassar được gọi là “sitobo lalang lipa”. Trong hình thức đấu này, người tham gia sẽ chiến đấu trong một bộ “sarong”. Người thách thức sẽ đứng với một “sarong” được nới lỏng xung quanh anh ta và mời một cách lịch sự đối thủ của mình bước vào trong bộ “sarong”. Bộ “sarong” sẽ quấn chặt bên hông của họ. Khi cả hai người đàn ông đã bước vào bên trong, một bản cam kết chiến đấu đến chết được về việc sẽ không có mối thù nào để lại cho thế hệ sau hay không một bên nào được phép thắc mắc về trận đấu cần được thông qua. Nếu cả hai người đồng ý, họ sẽ bắt đầu trận đấu trong một không gian hạn chế của bộ “sarong”.[68] Không như truyền thống đấu dao găm xoắn(“kris”) của văn hóa Javanese và Malay, cộng đồng Bugis-Makassar thay vào đó sử dụng dao găm nhọn, một vũ khí truyền thống của địa phương. Vì việc tránh bị thương là gần như không thể đối với người chiến thắng, thể loại đấu tay đôi này được cho là một việc chứng tỏ lòng dũng cảm phi thường. bản chất của người đàn ông đích thực và tinh thần của một chiến binh. Mặc dù “sitobo lalang lipa” đích thực không còn tồn tại, Luật của những trận đấu tay đôi này vẫn còn được biểu diễn trong những cuộc trình diễn văn hóa ngày nay.

Nhật Bản

Mô tả Trận đấu tay đôi giữa La Musashi và Sasaki Kojirō

Trong thời Edo Nhật Bản, có một truyền thống đấu tay đôi (決闘?, kettō) trong tầng lớp samurai. Vào ngày 14 tháng 4 năm 1612 kiếm sĩ nổi tiếng Miyamoto Musashi đấu tay đôi với đối thủ của ông là Sasaki Kojiro trên hòn đảo Funajima. Tuyên truyền, Mushashi đã chiến đấu trên 60 trận đấu tay đôi và không bao giờ bị đánh bại.

Philippines

Đấu tay đôi là một sự kiện phổ biến tại Philippines từ thời cổ đại, và tiếp tục được ghi nhận trong suốt thời kì thực dân Tây Ban Nha và các nước Châu Mỹ.[69] Tại Visayas, truyền thống đấu tay đôi quy định rằng bên bị xúc phạm sẽ “hagit” hay còn gọi là “thách thức” trước đối với bên thực hiện lời xúc phạm. Bên xúc phạm sẽ lựa chọn chấp nhận hay từ chối lời thách thức. Trong quá khứ, vũ khí được tự do lựa chọn. Nhưng hầu như, dao bolos, gậy tre và dao là những vũ khí được ưa thích. Các trận đấu tay đôi kết thúc khi có người đổ máu trước, đầu hàng hay có một người chết. đấu tay đôi đến chết được biết như “huego-todo”(không có giới hạn). Các bậc trưởng lão của môn võ Filipino vẫn luôn nhắc rằng họ thường xuyên có những trận đấu tay đôi trong thời tuổi trẻ của họ.

Đấu tay đôi với dao bolo là rất phổ biến tại miền Bắc và trung tâm Philippines, thường là tại các nông trại nơi mà dao bolo được sử dụng như một công cụ làm việc. Một trận đấu tay đôi được ghi nhận chính thức diễn ra vào ngày 14 tháng 4 năm 1920 theo Prescott Journal Miner được biết như “Trận đấu tay đôi bang dao Bolo tại Manila từ khi các nước Châu Mỹ vào chiếm hữu”. Nó diễn ra khi Ángel Umali và Tranquilino Paglinawan gặp gỡ những người bạn tại một lô đất trống gần trung tâm thành phố trước hoàng hôn để giải quyết mâu thuẫn; Paglinawan mất tay trái của mình. Vì Luật pháp không cấm những cuộc đấu tay đôi với Dao bolo, Umali chỉ bị xử phạt nhẹ.[70]

Những trận đấu với dao Bolo vẫn diễn ra ngày nay, mặc dù rất hiếm, và đã trở thành nền văn hóa của người Philippines. Vào ngày 7 tháng 1 năm 2012, hai nông dân đứng tuổi bị thương sau một trận đấu tay đôi với dao bolo vào mùa thu hoạch lúa trong một làng tại thành Phố Zamboanga. Geronimo Álvarez và Jesús Guerrero đang cùng nhau uống rượu thì họ trở nên mất bình tĩnh trong lúc tranh cãi Álvarez được cho rằng đã rút con dao bolo của mình ra và chém Guerrero. Guerrero cũng rút con dao bolo của mình và chém Álvarez, người thân của họ nhanh chóng can ngăn và đưa cả hai vào bệnh viện.[71]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đấu tay đôi http://gaslight.mtroyal.ab.ca/gaslight/mysticXN.ht... http://www.amazon.com/Duels-Duelling-Shire-Library... http://www.classicalfencing.com/articles/Angelo.ph... http://www.executedtoday.com/2014/01/22/1855-emman... http://www.history.com/this-day-in-history/wild-bi... http://www.historynet.com/abraham-lincoln-prepares... http://www.legendsofamerica.com/we-jimlevy.html http://www.smithsonianmag.com/history-archaeology/... http://www.bgbedia.de/zweikampf/ http://castle.eiu.edu/historia/archives/2004/Ellet...